Bước tới nội dung

Thi đấu vòng tròn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ví dụ về một giải đấu được tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn với 10 vận động viên(hoặc 10 đội thể thao) tham dự.

Thi đấu vòng tròn (tiếng Anh: Round-robin tournament hoặc Round-robin competition) là thể thức thi đấu thể thao mà trong đó các vận động viên(đội thể thao) trong giải (hoặc trong từng bảng của giải) đều phải gặp nhau một lần hoặc hai lần. Thể thức thi đấu này được áp dụng khi có nhiều vận động viên(đội thể thao) tham dự giải đấu.[1]

Giải thích thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ vòng tròn có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Pháp ruban ('ruy băng'). Theo thời gian, thuật ngữ này được Anh hóa thành từ robin.

Trong thể thức thi đấu vòng tròn một lượt, mỗi vận động viên(đội thể thao) sẽ thi đấu với mỗi vận động viên(đội thể thao) khác một lần. Nếu mỗi vận động viên(đội thể thao) thi đấu với tất cả vận động viên(đội thể thao) khác hai lần, thể thức này được gọi là vòng tròn hai lượt. Thuật ngữ này hiếm khi được sử dụng khi tất cả các vận động viên(đội thể thao) đấu với nhau nhiều hơn hai lần, và không bao giờ được sử dụng khi một vận động viên(đội thể thao) đấu với vận động viên(đội thể thao) khác với số lần không bằng nhau, như trường hợp của hầu hết các giải đấu thể thao chuyên nghiệp ở khu vực Bắc Mỹ.

Vương quốc Anh, giải đấu vòng tròn được gọi là giải đấu kiểu Mỹ trong các môn thể thao như quần vợt hoặc bi-a thường được tổ chức theo thể thức đấu loại trực tiếp,mặc dù điều này hiện nay hiếm khi được thực hiện.

Một giải đấu vòng tròn có bốn vận động viên(đội thể thao) tham dự đôi khi được gọi là "quad" hoặc "foursome".

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các môn thể thao có thời gian tổ chức theo mùa, thể thức vòng tròn hai lượt là phổ biến. Hầu hết các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cấp quốc gia trên thế giới đều được tổ chức theo thể thức vòng tròn hai lượt, trong đó mỗi đội thi đấu với tất cả các đội khác trong giải đấu của mình một lần trên sân nhà và một lần trên sân khách. Hệ thống này cũng được sử dụng để tổ chức vòng loại cho các giải đấu lớn như FIFA World Cup và các giải đấu cấp châu lục (ví dụ: Euro ,CONCACAF Gold Cup ,AFC Asian Cup ,Copa AméricaCúp các quốc gia Châu Phi). Ngoài ra thể thức thi đấu này còn được áp dụng cho các môn thể thao khác như bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, cờ vua, cờ tướng....

Trong một ví dụ điển hình hơn, KBO League trong môn bóng chày thi đấu vòng tròn 16 lượt, mỗi đội trong số 10 đội đấu với nhau 16 lần với tổng số 144 trận mỗi đội.[2]

LIDOM (Giải bóng chày chuyên nghiệp Cộng hòa Dominica) thi đấu vòng tròn 18 lượt một lượt như một giải đấu bán kết giữa bốn đội được phân loại.[3]

Tại Việt Nam, thể thức thi đấu này được áp dụng cho các giải đấu thể thao sau:

Cùng với rất nhiều giải đấu khác.

Thứ hạng của các vận động viên(đội thể thao) được xác định dựa trên các tiêu chí sau:

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà vô địch của một giải đấu tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn là vận động viên(đội thể thao) có số điểm cao nhất trên bảng xếp hạng.

Về lý thuyết, thể thức vòng tròn một lượt là cách công bằng nhất để xác định nhà vô địch trong số các vận động viên(đội thể thao) đã biết và cố định. Mỗi vận động viên(đội thể thao), dù là cá nhân hay tập thể, đều có cơ hội ngang nhau trước tất cả các đối thủ khác vì không có hạt giống nào trước đó sẽ ngăn cản trận đấu giữa bất kỳ cặp nào. Yếu tố may mắn được cho là giảm đi so với hệ thống loại trực tiếp vì một hoặc hai màn trình diễn tệ hại không làm hỏng cơ hội chiến thắng cuối cùng của đối thủ.

Thể thức thi đấu này cũng tốt hơn trong việc xếp hạng tất cả các vận động viên(đội thể thao) tham gia chứ không chỉ xác định người chiến thắng. Điều này rất hữu ích để xác định thứ hạng cuối cùng của tất cả các đối thủ, từ mạnh nhất đến yếu nhất, nhằm mục đích đủ điều kiện cho một giai đoạn hoặc giải đấu khác cũng như tiền thưởng.

Trong các môn thể thao đồng đội, các nhà vô địch của các giải đấu tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn thường được coi là đội "tốt nhất" trong các giải đấu đó, hơn là đội vô địch cúp quốc gia, những đội tham dự giải đấu tổ chức theo thể thức đấu loại trực tiếp.

Hơn nữa, trong các giải đấu như FIFA World Cup hay ICC World Cup, giai đoạn vòng đầu tiên bao gồm một số lượt thi đấu vòng tròn nhỏ giữa các nhóm 4 đội, đề phòng khả năng một đội phải di chuyển hàng nghìn km chỉ để bị loại chỉ sau một hoặc vài trận thi đấu kém. Với thể thức thi đấu này, một, hai hoặc đôi khi là ba đội đứng đầu trong các bảng đấu sẽ đi tiếp vào vòng loại trực tiếp trong phần còn lại của giải đấu.

Nhược điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù thể thức thi đấu này có nhiều ưu điểm hơn so với thể thức đấu loại trực tiếp, tuy nhiên thể thức thi đấu này vẫn có một vài nhược điểm sau:

Thời gian tổ chức giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhược điểm chính của thể thức thi đấu này là thời gian tổ chức. Không giống như thể thức đấu loại trực tiếp ,thể thức thi đấu vòng tròn một lượt yêu cầu ít hơn số lượng vận động viên(đội thể thao) tham gia. Chẳng hạn, một giải đấu gồm 16 vận động viên(đội thể thao) có thể hoàn thành chỉ trong 4 vòng đấu (tức là 15 trận) theo thể thức loại trực tiếp; thể thức thi đấu vòng tròn yêu cầu 30 (hoặc 31) trận đấu, nhưng thi đấu vòng tròn một lượt sẽ cần 15 hiệp (tức là 120 trận) để kết thúc nếu mỗi vận động viên(đội thể thao) đối đầu với nhau một lần.

Cũng không có "trận chung kết ngược" diễn ra theo lịch trình trừ khi(hoặc do trùng hợp) hai đối thủ gặp nhau trong trận đấu cuối cùng của giải đấu, và kết quả trận đấu đó có thể quyết định chức vô địch. Một ví dụ đáng chú ý về trường hợp như vậy là trận đấu tại FIFA World Cup 1950 giữa Uruguay và Brazil. [4]

Điều kiện để các vận động viên(đội thể thao) tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Các vấn đề khác nảy sinh khi áp dụng thể thức thi đấu này vòng loại trong một giải đấu lớn như một vận động viên(đội thể thao) đã đủ điều kiện cho giai đoạn tiếp theo trước trận đấu cuối cùng của họ có thể không cố gắng hết sức (để bảo toàn nguồn lực cho giai đoạn tiếp theo) hoặc thậm chí cố tình thua (nếu đối thủ ở giai đoạn tiếp theo đã lên lịch cho vòng loại có vị trí thấp hơn được coi là dễ dàng hơn so với vị trí cao hơn).

Một ví dụ điển hình cho trương hợp này là sự việc các cặp VĐV Trung Quốc, 2 cặp Hàn Quốc và 1 cặp Indonesia tại môn cầu lông đôi nữ tại Thế vận hội 2012 , các cặp vận động viên này đã cố tình để thua ở thể thức vòng tròn một lượt để tránh đồng hương và đối thủ có thứ hạng tốt hơn tại vòng đấu loại trực tiếp .Thể thức thi đấu vòng tròn một lượt tại Thế vận hội là một hình thức mới và những vấn đề tiềm ẩn này đã được biết rõ trước khi khởi tranh; những thay đổi đã được thực hiện trước các kỳ Thế vận hội tiếp theo để ngăn chặn những vụ việc này lặp lại.[5]

Các công cụ hỗ trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Công thức tính số lượng trận thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu ta gọi là số lượng vận động viên(đội thể thao) tham dự giải đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn,ta có công thức tính số lượng trận thi đấu như sau:[6]

Phương pháp vòng tròn[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp vòng tròn là một thuật toán đơn giản để tạo lịch thi đấu cho một giải đấu tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn. Tất cả các vận động viên(đội thể thao) đều được đánh số và sau đó được ghép đôi ở vòng đầu tiên:

Vòng 1. (1 đấu 14, 2 đấu 13, ... )
1 2 3 4 5 6 7
14 13 12 11 10 9 8

Tiếp theo, một trong các vận động viên(đội thể thao) ở cột đầu tiên hoặc cột cuối cùng của bảng được cố định (số 1 trong ví dụ này) và các vận động viên(đội thể thao) khác xoay theo chiều kim đồng hồ để xếp lịch thi đấu cho các vòng đấu kế tiếp:

Vòng 2. (1 đấu 13, 14 đấu 12, ... )
1 14 2 3 4 5 6
13 12 11 10 9 8 7
Vòng 3. (1 đấu 12, 13 đấu 11, ... )
1 13 14 2 3 4 5
12 11 10 9 8 7 6

Điều này được lặp lại cho đến khi gần như quay trở lại với vị trí ban đầu:

Vòng 13. (1 đấu 2, 3 đấu 14, ... )
1 3 4 5 6 7 8
2 14 13 12 11 10 9

Bảng Berger[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng Berger(được đặt theo tên của kiện tướng cờ vua người Áo Johann Berger) là một công cụ dùng để xác định các cặp đấu trong các giải đấu được tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn, công cụ này được sử dụng rộng rãi trong việc tổ chức các giải đấu thể thao chuyên nghiệp trên thế giới(điển hình như V.League 1).[7]

Ví dụ cho một giải đấu có 14 vận động viên(đội thể thao) tham dự:

Vòng 1 1 – 14 2 – 13 3 – 12 4 – 11 5 – 10 6 – 9 7 – 8
Vòng 2 14 – 8 9 – 7 10 – 6 11 – 5 12 – 4 13 – 3 1 – 2
Vòng 3 2 – 14 3 – 1 4 – 13 5 – 12 6 – 11 7 – 10 8 – 9
... ...
Vòng 13 7 – 14 8 – 6 9 – 5 10 – 4 11 – 3 12 – 2 13 – 1

Điều này tạo thành một lịch trình trong đó số 14 có một vị trí cố định và tất cả những vận động viên(đội thể thao) khác được xoay ngược chiều kim đồng hồ các vị trí. Lịch trình này có thể dễ dàng được tạo thủ công. Để thi đấu vòng tiếp theo, thì số 8 ở vòng đầu tiên, di chuyển lên đầu bàn, tiếp theo là số 9 đấu với số 7, số 10 đấu với số 6, cho đến khi số 1 đấu với số 2.

Lịch trình này cũng có thể được biểu diễn dưới dạng bảng (n-1, n-1), thể hiện một vòng đấu trong đó các vận động viên(đội thể thao) được gán mã số có thể gặp nhau. Ví dụ: số 7 đấu với số 11 ở vòng 4. Điều này có thể minh họa bằng sơ đồ đường chéo sau đây:

Sơ đồ đường chéo
× 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
13 10 11 12 13
Bảng tóm tắt lịch thi đấu
× 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
2 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1
3 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2
4 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3
5 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4
6 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5
7 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6
8 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7
9 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8
10 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9
11 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
12 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
13 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Cách thức tạo bảng Berger[sửa | sửa mã nguồn]

Để có thể tạo ra một bảng Berger hoàn chỉnh cho việc xếp lịch thi đấu với số lượng chắn hoặc số lượng lẻ các vận động viên(đội thể thao) tham dự một giải đấu được tổ chức theo thức thi đấu vòng tròn, Richard Schurig xây dựng một bảng Berger với hàng dọc và hàng ngang. Sau đó,bắt đầu điền mã số thi đấu của các vận động viên(đội thể thao) bắt đầu từ góc trên bên trái bằng cách lặp lại chuỗi số từ 1 đến .Dưới đây là một ví dụ cho một giải đấu có 8 vận động viên(đội thể thao) tham dự:

Vòng 1 1 2 3 4
Vòng 2 5 6 7 1
Vòng 3 2 3 4 5
Vòng 4 6 7 1 2
Vòng 5 3 4 5 6
Vòng 6 7 1 2 3
Vòng 7 4 5 6 7

Các mã số được điền trong bảng trên tượng trưng cho đội nhà(vận động viên A).

Đối với các đội đối phương(vận động viên B),một bảng thứ hai cũng được tạo. Mỗi hàng ngang được điền với các số giống như hàng trong bảng trước(Mỗi ô cùng được điền các số từ hàng đầu tiên trong bảng trước), nhưng theo thứ tự ngược lại (từ phải sang trái).

Vòng 1 – 8 – 7 – 6 – 5
Vòng 2 – 8 – 4 – 3 – 2
Vòng 3 – 8 – 1 – 7 – 6
Vòng 4 – 8 – 5 – 4 – 3
Vòng 5 – 8 – 2 – 1 – 7
Vòng 6 – 8 – 6 – 5 – 4
Vòng 7 – 8 – 3 – 2 – 1

Bằng cách hợp nhất hai bảng trên,ta sẽ thu được một bảng Berger hoàn chỉnh như sau:

Vòng 1 1 – 8 2 – 7 3 – 6 4 – 5
Vòng 2 5 – 8 6 – 4 7 – 3 1 – 2
Vòng 3 2 – 8 3 – 1 4 – 7 5 – 6
Vòng 4 6 – 8 7 – 5 1 – 4 2 – 3
Vòng 5 3 – 8 4 – 2 5 – 1 6 – 7
Vòng 6 7 – 8 1 – 6 2 – 5 3 – 4
Vòng 7 4 – 8 5 – 3 6 – 2 7 – 1

Có một chút lưu ý ở đây:Nếu số lượng vận động viên(đội thể thao) tham dự giải là một số chắn ,một vận động viên(đội thể thao) với một mã số thi đấu bất kỳ được thay thế luân phiên cho vị trí thứ nhất và thứ hai. Còn nếu số lượng là số lẻ thì sẽ chỉ xếp lịch thi đấu cho vận động viên(đội thể thao) thi đấu, nghĩa là ở trường hợp này, mỗi vòng sẽ có 1 vận động viên(đội thể thao) không thi đấu.

Bảng theo dõi kết quả thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng theo dõi kết quả thi đấu hay Bảng tóm tắt kết quả thi đấu là một công cụ dùng để ghi lại các kết quả sau mỗi trận đấu của các vận động viên(đội thể thao) tham dự giải đấu tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn, công cụ này được sử dụng ở hầu hết các giải đấu thể thao chuyên nghiệp trên thế giới(đặc biệt là bóng đá, trong đó có V.League 1).

Ta hãy lấy ví dụ như ở V.League 1, nơi mà toàn bộ 14 đội bóng tham dự giải thi đấu theo thể thức vòng tròn(có thể thi đấu một lượt hoặc hai lượt, tùy thuộc vào điều lệ giải đấu).

Trường hợp 1:Vòng tròn một lượt[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Giai đoạn 1 của V.League 1 2023, 14 đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt trong 13 vòng đấu. Sau khi kết thúc Giai đoạn 1, ta có bảng tóm tắt kết quả như sau:

Bảng kết quả thi đấu Giai đoạn 1 Night Wolf V.League 1 – 2023
Nhà \ Khách BFC CAHN ĐATH HNFC HPFC HAGL HLHT KHFC SHBĐN SLNA HCMC TXNĐ TBĐFC VTFC
Becamex Bình Dương 1–2 1–1 1–1 1–1 1–2 2–3
Công an Hà Nội 1–1 4–2 0–0 2–1 4–0 5–0 1–2
Đông Á Thanh Hóa 1–4 0–1 4–1 1–0 0–0 5–3 3–2
Hà Nội 2–0 0–0 3–0 1–1 0–1 1–0
Hải Phòng 2–2 2–0 2–3 2–1 0–0 0–0
Hoàng Anh Gia Lai 1–1 2–2 1–0 0–0 1–1 0–0
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 3–0 2–3 0–0 0–0 4–3 2–1 0–0
Khánh Hòa 1–1 1–2 1–2 1–0 2–2 0–0
SHB Đà Nẵng 1–1 1–0 1–1 0–1 2–3 0–0
Sông Lam Nghệ An 1–1 1–1 3–1 2–2 1–1 2–1 0–0
Thành phố Hồ Chí Minh 3–5 1–3 0–1 0–2 5–1 1–1 0–1
Thép Xanh Nam Định 0–0 1–1 2–2 1–1 1–1 1–0 1–0
Topenland Bình Định 1–0 0–1 3–1 1–1 2–1 3–0 1–1
Viettel 2–1 1–1 1–4 3–0 0–0 2–1
Nguồn: VPF
Màu sắc: Xanh = đội nhà thắng; Vàng = hòa; Đỏ = đội khách thắng.

Ở bảng trên ta có thể thấy, những trận đã thi đấu đều có những kết quả khác nhau, còn những ô để trống là do các đội bóng thi đấu vòng tròn một lượt nên chỉ tính các trận đấu sân nhà(đội chủ nhà được liệt kê bên tay trái), còn những ô bị bôi đen là những ô mà có trường hợp "đội mình đấu với đội mình", điều này hoàn toàn không thể xảy ra nên những ô đó bị loại bỏ.

Trường hợp 2:Vòng tròn hai lượt[sửa | sửa mã nguồn]

Tại V.League 1 2018, 14 đội thi đấu vòng tròn 2 lượt theo thể thức lượt đi - lượt về trong 26 vòng đấu. Sau 26 lượt trận thì ta thu được bảng tóm tắt kết quả như sau:

Bảng kết quả thi đấu Nuti Café V.League 1 2018
Nhà \ Khách BDFC THFC HNFC HPFC HAGL HCMC NDFC QNFC SGFC KHFC SLNA DNFC THQN CTFC
Becamex Bình Dương 3–3 1–1 2–1 4–1 1–1 2–1 3–1 5–1 0–3 1–2 4–1 1–1 1–0
FLC Thanh Hóa 3–1 2–3 2–0 0–1 1–0 2–2 5–0 1–1 1–0 1–0 1–0 1–1 1–1
Hà Nội 2–0 4–3 1–0 5–0 6–3 3–3 2–1 1–1 4–0 2–0 5–2 4–1 3–0
Hải Phòng 1–1 2–0 1–0 1–1 2–0 1–1 0–2 1–0 3–0 2–3 3–2 0–1 0–1
Hoàng Anh Gia Lai 0–0 0–3 3–5 0–0 2–2 3–2 2–3 3–2 2–4 1–0 2–0 4–0 3–1
TP Hồ Chí Minh 1–1 1–2 1–4 0–1 5–3 1–2 0–0 5–0 1–0 0–2 4–2 2–1 3–3
Nam Định 2–1 1–1 0–2 0–1 0–2 1–3 1–1 1–0 1–2 2–3 4–2 1–1 0–0
Quảng Nam 4–4 1–0 0–1 1–1 2–2 2–1 5–2 1–1 0–0 1–1 2–2 2–3 1–0
Sài Gòn 2–0 0–1 5–2 0–1 3–1 1–2 1–0 4–1 1–1 2–1 1–0 1–2 1–2
Sanna Khánh Hòa BVN 1–1 3–1 1–1 0–0 1–1 2–0 2–2 2–2 2–1 1–2 0–0 1–0 2–1
Sông Lam Nghệ An 0–0 0–1 1–2 1–0 3–1 1–0 0–1 2–1 3–2 0–1 3–1 2–2 1–0
SHB Đà Nẵng 0–0 3–3 0–4 2–1 2–1 3–0 4–2 2–1 3–2 0–0 2–2 3–2 2–1
Than Quảng Ninh 1–1 1–3 1–2 3–3 3–0 1–0 1–0 3–0 1–2 1–2 2–2 1–0 5–1
XSKT Cần Thơ 2–1 0–1 0–3 2–0 2–2 1–1 1–1 1–2 1–3 1–2 3–3 0–0 1–1
Cập nhật đến (các) trận đấu được diễn ra vào 8 tháng 10 năm 2018. Nguồn: VPF

Có thể thấy, bảng được lấp đầy bởi những kết quả thắng thua khác nhau(trừ những ô bị bôi đen) do giải được tổ chức theo thể thúc vòng tròn 2 lượt sân nhà - sân khách,tuy nhiên trong trường hợp này chúng ta vẫn chỉ tính các trận đấu sân nhà của các đội bóng.

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng là công cụ dùng để xác định thứ hạng của các vận động viên(đội thể thao) dựa trên thành tích thi đấu trong các giải đấu được tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn. Ta sẽ dựa vào kết quả xếp hạng đó để quyết định các chức vô địch,á quân,hạng ba cùng với các suất xuống hạng hoặc thăng hạng(có ở các giải như Ngoại hạng Anh, Bundesliga, Serie A, V.League 1,......)

Ta tiếp tục lấy ví dụ như ở V.League 1.

Trường hợp 1:Vòng tròn một lượt[sửa | sửa mã nguồn]

V.League 1 2023, 14 đội bóng sẽ thi đấu qua 2 giai đoạn: [8]

  • Giai đoạn 1: Gồm 13 lượt trận, kết quả này sẽ chia 14 đội thành 2 nhóm: 8 đội xếp trên vào Nhóm A, 6 đội còn lại vào Nhóm B. Điểm số các đội giữ nguyên khi bước vào giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2:
    • Nhóm A (Tranh chức vô địch): Các đội thi đấu vòng tròn một lượt 7 vòng đấu, 4 đội đứng đầu giai đoạn một thi đấu 4 trận sân nhà, 4 đội còn lại thi đấu 3 trận sân nhà. Đội đứng nhất của giai đoạn 2 sẽ là nhà vô địch của giải, đội về nhì sẽ là á quân.
    • Nhóm B (Tranh suất trụ hạng): Có 1 suất xuống hạng duy nhất. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt 5 vòng đấu. Các đội hạng 9-11 ở giai đoạn một thi đấu 3 trận sân nhà, 3 đội còn lại thi đấu 2 trận sân nhà. Đội xếp thứ 14 sẽ xuống hạng, thi đấu tại V.League 2 2023–24.

Sau khi kết thúc giải đấu, ta thu được bảng xếp hạng của các đội bóng như sau:

Giai đoạn 1[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng Giai đoạn 1 Night Wolf V.League 1 – 2023
VT Đội ST T B H BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 Công an Hà Nội 13 7 3 3 29 15 +14 24 Tham dự nhóm vô địch giai đoạn 2
2 Đông Á Thanh Hóa 13 6 2 5 20 15 +5 23
3 Hà Nội 13 6 3 4 18 12 +6 22
4 Viettel 13 5 2 6 14 11 +3 21
5 Hải Phòng 13 4 2 7 14 13 +1 19
6 Topenland Bình Định 13 5 4 4 17 17 0 19
7 Thép Xanh Nam Định 13 4 2 7 12 13 −1 19
8 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 13 4 3 6 20 20 0 18
9 Sông Lam Nghệ An 13 3 3 7 14 15 −1 16 Tham dự nhóm trụ hạng giai đoạn 2
10 Hoàng Anh Gia Lai 13 2 3 8 15 16 −1 14
11 Khánh Hòa 13 2 4 7 11 14 −3 13
12 SHB Đà Nẵng 13 1 5 7 8 15 −7 10
13 Thành phố Hồ Chí Minh 13 2 9 2 19 27 −8 8
14 Becamex Bình Dương 13 0 6 7 13 21 −8 7
Nguồn: VPF
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số bàn thắng thua; 3) Số bàn thắng ghi được; 4) Số bàn thắng trên sân đối phương; 5) Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ do 2 thẻ vàng trong một trận = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng tiếp theo là thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm); 6) Bốc thăm

Giai đoạn 2[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm A (Nhóm vô địch)[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng xếp hạng Nhóm A
VT Đội ST T B H BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1 Công an Hà Nội 20 11 4 5 39 21 +18 38 Vô địch
2 Hà Nội 20 11 4 5 35 22 +13 38 Á quân
3 Viettel 20 8 4 8 23 17 +6 32 Hạng 3
4 Đông Á Thanh Hóa 20 8 5 7 27 22 +5 31
5 Thép Xanh Nam Định 20 7 5 8 19 19 0 29
6 Hải Phòng 20 6 6 8 20 23 −3 26
7 Topenland Bình Định 20 6 8 6 23 28 −5 24
8 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 20 4 5 11 24 30 −6 23
Nguồn: VPF
Nhóm B (Nhóm trụ hạng)[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng xếp hạng Nhóm B
VT Đội ST T B H BT BB HS Đ Xuống hạng
9 Sông Lam Nghệ An 18 6 5 7 19 20 −1 25 Thi đấu tại V.League 1 2023-24
10 Hoàng Anh Gia Lai 18 5 5 8 19 19 0 23
11 Khánh Hòa 18 4 7 7 18 22 −4 19
12 Becamex Bình Dương 18 2 7 9 19 23 −4 15
13 Thành phố Hồ Chí Minh 18 4 11 3 21 32 −11 15
14 SHB Đà Nẵng 18 2 8 8 11 19 −8 14 Xuống thi đấu tại V.League 2 2023-24
Nguồn: VPF

Trường hợp 2:Vòng tròn 2 lượt[sửa | sửa mã nguồn]

Tại V.League 1 2023/24, 14 đội bóng thi đấu vòng tròn 2 lượt sân nhà - sân khách với 26 vòng đấu, sau khi kết thúc giải thì ta có bảng xếp hạng của các đội bóng như sau:

Bảng xếp hạng Night Wolf V.League 1 – 2023/24
VT Đội ST T B H BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
1 Thép Xanh Nam Định 24 14 5 5 52 36 +16 47 Tham dự vòng bảng AFC Champions League 2 2024–25
2 MerryLand Quy Nhơn Bình Định 24 12 5 7 42 26 +16 43 Tham dự vòng bảng Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ ASEAN 2025–26
3 Hà Nội 24 12 9 3 41 34 +7 39
4 Hải Phòng 24 9 7 8 41 36 +5 35
5 Thể Công – Viettel 24 9 7 8 24 26 −2 35
6 Công an Hà Nội 24 10 10 4 38 31 +7 34
7 Thành phố Hồ Chí Minh 24 9 8 7 28 26 +2 34
8 Đông Á Thanh Hóa 24 9 8 7 34 34 0 34
9 Becamex Bình Dương 24 10 11 3 29 30 −1 33
10 Quảng Nam 24 8 8 8 33 32 +1 32
11 LPBank Hoàng Anh Gia Lai 24 7 9 8 20 29 −9 29
12 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 24 7 10 7 24 31 −7 28
13 Sông Lam Nghệ An 24 6 10 8 24 31 −7 26 Tham dự trận play–off trụ hạng
14 Khánh Hòa (R) 24 2 17 5 18 46 −28 11 Xuống thi đấu tại V.League 2 2024–25
Cập nhật đến (các) trận đấu được diễn ra vào 20 tháng 6 năm 2024. Nguồn: VPF
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Kết quả đối đầu; 3) Hiệu số bàn thắng thua; 4) Số bàn thắng; 5) Số bàn thắng sân khách; 6) Điểm kỷ luật (thẻ vàng = -1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = -3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = -3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = -4 điểm); 7) Play-off (nếu tranh huy chương hoặc xuống hạng); 8) Bốc thăm.
(R) Xuống hạng


Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng: [9]

  1. Hiệu số bàn thắng thua giữa các đội bằng điểm;
  2. Số lượng bàn thắng ghi được giữa các đội bằng điểm;
  3. Số lượng bàn thắng ghi được tại sân khách giữa các đội bằng điểm;
  4. Điểm kỷ luật(thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ do 2 thẻ vàng trong một trận - 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng sau đó là thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm);
  5. Bốc thăm.

Chú ý:Ở mục 4, đội bóng nào có số điểm kỷ luật ít hơn thì đội đó sẽ xếp trên.


Tìm thêm về Sports tại một trong những đồng dự án của Wikipedia (bằng tiếng Anh)
Commons Hình ảnh
Wiktionary Từ điển
Wikibooks Sách
Wikiquote Danh ngôn
Wikisource Tư liệu
Wikinews Tin tức